Quyền tác giả vs Quyền sáng chế

Hello everyone,

Đây là bài lược dịch của mình về sự khác nhau giữa quyền tác giả (copyrights) và quyền sáng chế (patent) trong phần mềm máy tính. Mình đang tìm hiểu về những khía cạnh pháp luật này trong lĩnh vực phần mềm và cảm thấy nó khá thú vị nên quyết định bỏ thời gian để dịch lại một số ý chính của bài viết sang tiếng Việt để chia sẻ cho những ai có cùng quan tâm. Các bạn tham khảo bài viết gốc bằng tiếng Anh tại đây

Quyền để tạo ra và bảo vệ những ý tưởng, những quy trình và những phát minh của một cá nhân đã là một mục tiêu chung của cộng đồng kể từ khi ngành in ấn xuất hiện ở châu Âu; “cuối cùng đã dẫn đến những tiến bộ về quyền tác giảquyền sáng chế ngay trong những ngày đầu của lịch sử nước Mỹ”. Những quyền bảo vệ quan trọng này giúp nuôi dưỡng sự sáng tạo, giá trị kinh tế, và lợi ích cho cộng đồng. Mặc dù những quyền và luật lệ này nhằm bảo vệ cả người sáng chế và người sử dụng, phạm vi bảo vệ của chúng vẫn còn chưa rõ ràng.

Khi cuộc cách mạng số bắt đầu và phần mềm máy tính xuất hiện, các tòa án đã phải nỗ lực để xác định được một sự bảo vệ phù hợp. Ban đầu, quyền tác giả được chọn để bảo vệ một sản phẩm phần mềm bởi vì việc viết một phần mềm được coi là tương đương với viết một cuốn sách. Tuy nhiên, nhiều nhà lập trình muốn có được một sự bảo vệ rộng lớn hơn cho các quy trình của họ.

Trong những năm 1960, văn phòng cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ đã không cấp bằng sáng chế cho phần mềm trên cơ sở lập luận rằng bạn không thể độc quyền sáng chế các phép tính toán học. Sau đó vào năm 1981, trong đạo luật Diamond v.Diehr, một trường hợp liên quan đến một chương trình tính nhiệt độ thích hợp để sản xuất cao su, Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ cho rằng một bằng sáng chế cần được ban hành cho quy trình này, mặc dù phần mềm máy tính đã được sử dụng.

Đạo luật Diamond v.Diehr đã đặt nên một tiền lệ cho tương lai cho việc cấp bằng sáng chế phần mềm. Tuy nhiên, các nhà lập trình và các công ty phần mềm vẫn phải đấu tranh cho một sự bảo vệ thích hợp hơn đối với các sản phẩm của họ. Vấn đề bắt nguồn từ cách thức diễn giải giữa quyền tác giả và quyền sáng chế.

Để làm rõ những khác biệt cơ bản, Trường Luật Cornell đã phân chia quyền tác giả và luật quyền sáng chế như sau:

Quyền sáng chế:

  • Quyền sáng chế bao gồm việc độc quyền một cải tiến để loại trừ những người khác làm, sử dụng , nhập khẩu và bán các cải tiến đã được đăng kí quyền sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định.

     

  • Đạo luật sáng chế Hoa Kì cho phép Quốc Hội trao quyền hợp pháp cho các nhà phát minh và các phát minh của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

     

  • Để nhận được quyền sáng chế, một cải tiến phải đáp ứng được năm yêu cầu : (1) vấn đề bản quyền (2) tính hữu ích của cải tiến (3) tính mới của cải tiến (4) tính không có sẵn của cải tiến và (5) khả năng thực thi của cải tiến.

Quyền tác giả:

  • Đạo luật quyền tác giả Hoa Kỳ cho phép Quốc Hội bảo vệ văn bản của tác giả.
  • Phần mềm được phân loại như là Bài Viết (Writtings)

Ví dụ, một bác sĩ viết một cuốn sách chi tiết về một sản phẩm dược mới mà ông ta hoặc bà ta đã phát triển có thể được cấp quyền tác giả. Nhưng sản phẩm thực và quy trình thực sẽ không được bảo vệ cho đến khi ông ta hoặc bà ta được cấp quyền sáng chế.

Theo định nghĩa được hiểu, phần mềm ban đầu được phân loại trong danh mục bảo vệ quyền tác giả. Trong khi điều này có thể giúp cho một vài sản phẩm phần mềm có được một sự bảo vệ hữu ích, quyền sáng chế lại mang đến cho các nhà lập trình và công ty một chiếc dù thậm chí còn lớn hơn để bảo vệ quy trình kinh doanh, lợi thế kinh tế và sự sáng tạo một cách lâu dài. Quyền sáng chế phần mềm cung cấp một sự bảo vệ rộng lớn hơn so với quyền tác giả.

Tại sao phần mềm lại cần quyền sáng chế?

Trong môi trường hiện tại, bảo vệ phần mềm của bạn tránh khỏi việc vi phạm sở hữu trí tuệ là một việc phức tạp. Câu trả lời đơn giản cho việc tại sao phần mềm lại cần quyền sáng chế là : quyền tác giả bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhân rộng bởi người khác, nhưng không ngăn chặn được các sản phẩm mang tính chất tương đồng hoặc gần như tương đương.

Trong trường hợp của phần mềm, quyền tác giả bảo vệ sản phẩm từ việc sao chép một cách chính xác bởi người khác, nhưng sẽ khó ngăn chặn nếu các sản phẩm khác chỉ giống một phần hoặc tương đương. Trong những năm gần đây, đã có một vài kiện cáo về các vi phạm quyền sáng chế phần mềm , bao gồm Stac Electronics vs Microsoft và Apple vs Samsung. Khoản thanh toán phát sinh từ các vụ kiện này đã vượt ngưỡng hơn một tỷ đô la.

Một câu trả lời đơn giản khác cho việc tại sao phần mềm cần cả quyền tác giả và quyền sáng chế là bởi phần mềm là một ngành kinh doanh lớn. Phần mềm là động lực tăng trưởng của một số doanh nghiệp và ngành công nghiệp lớn nhất.

P/S : Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết trên website của Sở Khoa Học và Công Nghệ TPHCM để tìm hiểu thêm về quyền sở hữu trí tuệ trong phần mềm.

Chia sẻ bài viết

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top