Low-code doesn't mean low-powered.
Nền tảng phát triển low-code được định nghĩa là các sản phẩm/ dịch vụ đám mây cho phát triển phần mềm sử dụng các trực quan (visual), kỹ thuật khai báo (declarative techniques) thay vì sử dụng ngôn ngữ lập trình. Đồng thời, các sản phẩm/ dịch vụ đám mây này phải sẵn có cho khách hàng với chi phí thấp hoặc không có, và chi phí chỉ tăng lên theo cùng với tỉ trọng giá trị kinh doanh của nền tảng.
Why low-code
Nền tảng phát triển low-code là lời giải cho chuyển đổi số (digital transformation).
Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử một chút thì năm 2010 có lẽ là một năm khởi đầu cho sự bùng nổ của các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động, các hệ điều hành Android và iOS và dẫn đến sự bùng nổ của dữ liệu. Với nhiều dữ liệu hơn thì các công ty càng có nhiều sáng kiến hơn để tạo ra các sản phẩm mới, hoặc cải thiện các quy trình sản xuất lên một mức độ phức tạp hơn để nâng cao hiệu suất. Cơ hội để các công nhân/ kỹ sư cải tiến các quy trình sản xuất trong các nhà máy, hay cơ hội để các nhân viên kinh doanh tìm kiếm hoặc nâng cao chất lượng khách hàng đã lớn hơn bao giờ hết với những thiết bị mới và dữ liệu mới. Những cơ hội cải tiến hiệu suất cũng tăng lên tương tự cho tất cả các doanh nghiệp/ tập đoàn ở mọi lĩnh vực khác từ y tế, hàng không, xe hơi, bất động sản hay bảo hiểm.
Nhưng lúc đó hơn 70% các quy trình công việc/ hành chính vẫn là bằng giấy. Nếu bạn muốn xin nghỉ phép, bạn cần điền vào đơn xin nghỉ phép và đem qua cho quản lý trực tiếp và nhân sự để kí duyệt. Nếu bạn muốn tổng hợp lỗi của một sản phẩm thì bạn phải yêu cầu công nhân điền vào một giấy kiểm lỗi, sau đó bạn lấy lại tờ giấy đó và bắt đầu điền lại vào máy tính... Việc sử dụng giấy tờ quá nhiều và thiếu các ứng dụng phần mềm cho nhân viên đã khiến hiệu suất của doanh nghiệp không tăng lên được. Do đó muốn tăng hiệu suất doanh nghiệp thì cần phải chuyển đổi số, muốn chuyển đổi số thành công thì cần phải có các phần mềm ứng dụng tới mọi ngóc ngách của quy trình, mà muốn có được các phần mềm ứng dụng thì cần phải có một đội ngũ kỹ sư/ phát triển phần mềm đủ lớn để có thể triển khai được. Chúng ta không bao giờ có đủ một lực lượng phát triển phần mềm chuyên nghiệp như vậy ở hầu hết các công ty.
Lực lượng kỹ sư/ phát triển phần mềm luôn có giới hạn và họ cần phải được dành cho các dự án phát triển các ứng dụng phức tạp và lớn. Sẽ không còn nhiều dư địa để cho các lập trình viên chuyên nghiệp hỗ trợ cho các ứng dụng cải tiến quy trình của doanh nghiệp. Đó là thời điểm nền tảng low-code được ra đời để trao quyền phát triển ứng dụng cho các nhân viên của doanh nghiệp. Những người này có thể là các kỹ sư quy trình (process engineer) - những người có hiểu biết sâu sắc về một quy trình của doanh nghiệp, có những ý tưởng rõ ràng về các ứng dụng để cải tiến nâng cao hiệu suất của quy trình nhưng lại thiếu kỹ năng lập trình để tạo ra các ứng dụng đó. Tương tự như vậy cho các nhân viên bán hàng, bác sĩ đa khoa, kỹ thuật viên sữa chữa xe hơi, chuyên viên kinh doanh.... Với nền tảng low-code, những nhân viên này có thể tạo ra các ứng dụng phần mềm để cải tiến hiệu suất doanh nghiệp mà không cần viết code, hoặc viết code rất ít. Chúng ta gọi họ là những Business Developers hoặc Citizen Developers. Họ là những người hiểu sâu sắc về quy trình vận hành của một doanh nghiệp/ công ty và có thể tạo ra các ứng dụng phần mềm bằng nền tảng low-code để nâng cao hiệu suất các các quy trình đó.
Với sự phát triển của chuyển đổi số, nền tảng low-code đang và sẽ là một nền tảng ngày càng phổ biến của lĩnh vực IT.
Microsoft Power Platform
Microsoft Power Platform là một nền tảng tiêu biểu nhất hiện nay trong mảng low-code. Microsoft Power Plaform bao gồm 4 sản phẩm: Power BI - một công cụ trực quan hoá dữ liệu, Power Apps - biến ý tưởng cải tiến thành những ứng dụng phần mềm mà không cần phải viết code, Power Automate - tự động hoá các quy trình doanh nghiệp ( ví dụ như tự động hoá quy trình phê duyệt) và cuối cùng là Power Virtual Agents - tạo các ứng dụng chatbot để tương tác với khách hàng mà không cần viết code.
Nền tảng low-code là một giải pháp phát triển phần mềm rất hứa hẹn và đáng để nghiên cứu. Sẽ sai lầm nếu nói rằng low-code không dành cho những lập trình viên chuyên nghiệp. Bởi vì cuối cùng một ứng dụng giá trị mới là cái đầu ra cuối cùng. Khi một ứng dụng tạo ra giá trị tốt (tăng hiệu suất doanh nghiệp, tăng mức độ hài lòng khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm,....) thì nó là một ứng dụng tốt - và khi đó không quan trọng là nó được tạo ra từ nền tảng công nghệ nào. Với góc nhìn đó thì low-code sẽ là một nền tảng hỗ trợ rất tốt thậm chí cho các lập trình viên chuyên nghiệp (Pro dev) để có thể phát triển và đưa ứng dụng tới khách hàng một cách nhanh chóng hơn.
Quiz
Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về nền tảng Microsoft Power Platform.
About Author

I’m Viet, the founder of this website with 8+ years experience in data analytics. My sharing is focus on data, which specialise on both Analytics and Business Intelligence platform as well as Data Science and Machine Learning platform.